Theo khái niệm marketing của HubSpot, một công ty chuyên về phần mềm tiếp thị và bán hàng: “Marketing là quá trình thu hút sự quan tâm và tham gia của khách hàng nhằm tạo ra giá trị cho họ và lợi nhuận cho tổ chức. Quá trình này không chỉ liên quan đến việc tiếp thị và quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, mà còn liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, cung cấp thông tin hữu ích và giải quyết các vấn đề của họ. Mục đích cuối cùng chính là gia tăng doanh số bán hàng”.

2. Mục tiêu marketing là gì?

Mục tiêu marketing chỉ những mục tiêu cụ thể mà một tổ chức hoặc doanh nghiệp định ra với mong muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định, thông qua các hoạt động truyền thông – quảng cáo.

Trong các chiến dịch truyền thông, việc xác định mục tiêu thường được thực hiện thông qua quá trình phân tích thị trường, đối thủ, năng lực tự nhiên của doanh nghiệp và phụ thuộc vào chiến lược tổng thể. Mục tiêu marketing cần phải tuân theo mô hình SMART (cụ thể, đo lường được, có khả thi, có tính thực hiện và thời hạn cụ thể) để giúp theo dõi và đảm bảo hiệu suất, cũng thành công của các hoạt động tiếp thị.

Mục tiêu marketing là gì?

Mục tiêu marketing là gì?

Ví dụ: Mục tiêu marketing của thương hiệu A là tăng 20% doanh thu trong vòng 2 tháng. (Tính từ thời điểm hiện tại ngày 01/10)

Mục tiêu marketing chính là chìa khoá đo lường sự thành công của thương hiệu. Theo một cuộc khảo sát với 3.200 Marketers ở Industry Survey, chiến dịch nào có mục tiêu rõ ràng thì tỷ lệ thành công thường cao hơn gấp 376% so với những chiến dịch không xây dựng mục tiêu.

Một số mục tiêu marketing phổ biến hiện nay, có thể kể đến: Định vị và nâng cao nhận thức về thương hiệu, tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, xây dựng mối quan hệ với khách hàng…

>>> Xem thêm: 10 Mục tiêu của Marketing Online bạn cần phải theo đuổi bằng được

3. Các loại hình marketing phổ biến trong thời đại số

3.1. Internet marketing

Internet marketing, hay còn được gọi là tiếp thị trực tuyến, online marketing hay e-marketing, là một loại hình tiếp thị sử dụng các kênh trực tuyến và công nghệ số để tiếp cận và tương tác với khách hàng. Đây là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị hiện đại, cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng trên Internet.

Internet marketing là gì

Các chiến dịch truyền thông trên Internet sẽ bao gồm các loại hình marketing khác nhau như: Trang web (Website), Tiếp thị qua email (Email Marketing), Tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing), Tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing), Tiếp thị nội dung (Content Marketing), Quảng cáo trực tuyến (Online Advertising), Tiếp thị nội dung âm thanh (Audio Content Marketing), Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing), Tiếp thị di động (Mobile Marketing)…

3.2. Search engine optimization

Search engine optimization (Tối ưu hóa từ khóa) hay thường được viết tắt là SEO. Người làm marketing sẽ sử dụng một loạt các kỹ thuật và chiến lược để cải thiện sự hiển thị và xếp hạng của một trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và các công cụ tìm kiếm khác. Mục tiêu chính của người làm SEO là làm cho trang web của bạn xuất hiện ở vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic search results) khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến nội dung về website của bạn.

SEO là một trong các loại hình marketing phổ biến trong thời đại số

SEO là một trong các loại hình marketing phổ biến trong thời đại số

Một số thuật ngữ chuyên dụng trong SEO, gồm: Từ khóa (Keywords), Tối ưu hóa trang web (On-Page Optimization), Xây dựng liên kết (Link Building), Tối ưu hóa tốc độ trang (Page Speed Optimization)…

3.3. Traditional Marketing

Traditional marketing là một loại hình tiếp thị truyền thống, sử dụng các phương tiện truyền thông và kênh truyền thống để tiếp cận và tương tác với đối tượng mục tiêu. Các hình thức truyền thống được marketers tin dùng hiện nay: Quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên radio (phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), quảng cáo in ấn, tiếp thị trực tiếp (tại sự kiện, triển lãm thương mại…), quảng cáo ngoài trời (OOH)…

Traditional Marketing

3.4. Social media marketing

Mạng xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Marketing qua mạng xã hội (Social media marketing) chính là việc sử dụng nền tảng social media để kết nối với khách hàng nhằm xây dựng thương hiệu, sự kết nối với khách hàng, qua đó, tạo sự chuyển đổi.

Social media hiện được chia làm nhiều loại như mạng xã hội (Facebook, Twitter, Instagram…), hay trên các diễn đàn thảo luận như Reddit…

3.5. Print marketing

Print marketing là một loại hình tiếp thị sử dụng các phương tiện in ấn như tờ rơi, tờ quảng cáo, danh thiếp, poster, brochure và các loại tài liệu in ấn khác để tiếp cận và tương tác với khách hàng. Mục tiêu chính của print marketing là truyền đạt thông điệp tiếp thị và tạo sự nhận diện về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu thông qua các phương tiện in ấn.

Print marketing làgì

3.6. Search engine marketing

Search Engine Marketing (SEM) là một loại hình marketing trực tuyến sử dụng các chiến dịch quảng cáo trả tiền để tăng cường sự hiển thị và xếp hạng của một trang web trong kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Bing, Google…

SEM tập trung chủ yếu vào quảng cáo trên kết quả tìm kiếm (SERPs) và trang web liên quan, đồng thời có thể bao gồm quảng cáo trả tiền trên các nền tảng khác như mạng xã hội và trang web đối tác.

3.7. Video marketing

Video marketing hiểu đơn giản là một trong các loại hình marketing sử dụng video làm công cụ tiếp thị, giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ, cung cấp giá trị cho đối tượng mục tiêu và tạo sự lan truyền thông qua việc chia sẻ video trên các nền tảng trực tuyến như YouTube, Facebook, Instagram, TikTok…

Video marketing

Những loại nội dung thường thấy trên video marketing: Review sản phẩm, phỏng vấn, hướng dẫn, vlog…

3.8. Blog marketing

Blog marketing là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị trực tuyến, với các hình thức chủ yếu: bài PR, bài review… Blog marketing có mục tiêu tương tác với khách hàng, xây dựng sự nhận diện về thương hiệu, cung cấp giá trị cho đối tượng mục tiêu và cải thiện SEO cho website.

Blog marketing là một phần quan trọng trong chiến lược marketing

Blog marketing là một phần quan trọng trong chiến lược marketing

4. Một số thuật ngữ marketing căn bản trong ngành

Khi mới dấn thân vào ngành marketing, sau khi tìm hiểu về marketing là gì chắc hẳn nhiều bạn sẽ bị choáng ngợp bởi những thuật ngữ chuyên ngành như: Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số), Brand Positioning (Định vị thương hiệu), Brand Awareness (Nhận diện thương hiệu), Insight (Sự thật ngầm hiểu), Buyer Persona (Chân dung khách hàng), Contextual Marketing (Tiếp thị theo ngữ cảnh), Word-of-mouth Marketing (WOM – Tiếp thị truyền miệng), Buyer’s Journey (Hành trình của người mua)…

Ngoài ra, trong mỗi lĩnh vực riêng biệt, bạn lại cần cập nhập thêm lượng kiến thức khổng lồ về các thuật ngữ khác, điển hình:

  • Thuật ngữ về các chỉ số: Cost Per Lead (CPL – Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng), Key Performance Indicator (KPI – Chỉ số đo lường hiệu quả công việc), Customer Lifetime Value (CLV – Giá trị vòng đời khách hàng)…
  • Thuật ngữ về các công cụ Marketing: Customer Relationship Management (CRM – Quản lý quan hệ khách hàng), Content Management System (CMS – Hệ quản trị nội dung), Marketing Automation (Tự động hóa tiếp thị)
  • Thuật ngữ về tiếp thị và phát triển sản phẩm: Product Marketing (Tiếp thị sản phẩm), Go-to-market Strategy (GTM – Chiến lược tiếp cận thị trường), Product-led Growth ( PLG – Tăng trưởng dựa trên sản phẩm)
  • Thuật ngữ trong Digital marketing: A/B Testing, Bounce Rate (Tỷ lệ thoát trang), Click-Through Rate (CTR – Tỷ lệ nhấp chuột)…
  • Thuật ngữ trong Content Marketing: Content Marketing Funnel (Phễu marketing), Earned Media (Tiếng nói của thương hiệu), Content Metrics…

5. Marketing hỗn hợp và 4P trong marketing

Marketing hỗn hợp hay 4P trong marketing là một trong những kiến thức marketing cơ bản. Trước đây, marketing hỗn hợp chỉ xoay quanh 4P, gồm: Product (sản phẩm), Price (định giá), Promotion (quảng bá) và Place (địa điểm/kênh phân phối), nhưng ngày nay, mô hình này đã được mở rộng thành 7P trong marketing (thêm 3 yếu tố: People – Nhân viên, Processes – Quy trình và Physical Evidence – Bằng chứng vật lý) hay 9P (thêm 2 yếu tố: Positioning – Vị trí và Performance – Hiệu suất). Những chữ P này chính là yếu tố cốt lõi để phát triển các hoạt động marketing khác, cụ thể:

Marketing hỗn hợp và 4P trong marketing
  • Product (Sản phẩm): Đây là yếu tố liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, bao gồm việc phát triển, thiết kế, và quản lý sản phẩm, cũng như việc xác định các USP chính của sản phẩm.
  • Price (Giá cả): Yếu tố duy nhất tạo ra doanh thu, giá cả định nghĩa giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ đối với khách hàng. Quyết định về giá bao gồm xác định mức giá và chiến lược về giá để thu hút khách hàng.
  • Place (Nơi phân phối): Yếu tố này liên quan đến việc làm thế nào để đưa sản phẩm đến đối tượng mục tiêu. Bao gồm quyết định về kênh phân phối, vị trí cửa hàng, phân phối trực tiếp hay qua trung gian và quản lý chuỗi cung ứng.
  • Promotion (Quảng cáo): Promotion liên quan đến các hoạt động tiếp thị và quảng cáo để thông báo về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bao gồm quảng cáo truyền thống, quảng cáo trực tuyến, PR, khuyến mãi và các chiến dịch quảng cáo khác.

Đặc biệt hơn, thay vì triển khai chiến lược lẻ tẻ cho từng chữ P, các marketer sẽ phối hợp các công cụ để cùng triển khai chiến dịch, hướng về một mục tiêu chung. Chiến lược này được gọi là marketing tích hợp.

6. Marketing và Advertising

Marketing và quảng cáo (Advertising) là hai khía cạnh quan trọng trong việc xây dựng và thúc đẩy một thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường. Trong khi, quảng cáo là một phần của chiến lược tiếp thị thì marketing là một quá trình tổng thể.

Marketing và Advertising

Quảng cáo tập trung vào việc thông báo và quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu, còn marketing bao gồm toàn bộ hoạt động liên quan đến việc tạo giá trị cho khách hàng, đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ doanh nghiệp đến khách hàng cuối cùng.

Marketing không chỉ giới hạn trong việc thu hút khách hàng, mà còn tập trung vào việc duy trì và phát triển mối quan hệ với họ để tạo sự trung thành và tạo ra giá trị dài hạn. Quảng cáo có thể là một phần quan trọng của chiến dịch tiếp thị tổng thể, nhưng nó chỉ là một phần nhỏ của hoạt động tiếp thị.

7. Top 5 các website về marketing các bạn trẻ nên theo dõi

7.1. MarketingAI

MarketingAI là chuyên trang tổng hợp và cung cấp nội dung, kiến thức về lĩnh vực Digital Marketing, truyền thông và quảng cáo. Trực thuộc Admicro – đơn vị quảng cáo trực tuyến, một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ và giải pháp quảng cáo tại Việt Nam, MarketingAI ngay từ đầu đã được định hướng trở thành một website về marketing chuyên cung cấp những tin tức mới nhất về social media và thương hiệu, những kiến thức bổ ích trong ngành, cùng các case truyền thông nổi bật.

MarketingAI -Website cung cấp các thông tin, kiến thức hữuích về marketing

Ngoài ra, trang web còn thường xuyên giới thiệu đến với độc giả những xu hướng và báo cáo về ngành, về thị trường.

7.2. Brands Vietnam

Không chỉ biết đến là một website chia sẻ tin tức, kiến thức, tài liệu… về ngành Marketing, Brands Vietnam còn xây dựng một cộng đồng mở cho mọi marketers Việt có thể tự do chia sẻ quan điểm, kiến thức. Điều này khiến cho trang web sở hữu thông tin đa dạng ở góc nhìn đa chiều. Ngoài ra, Brands Vietnam còn thường xuyên chia sẻ các khóa học trực tuyến bổ ích liên quan đến ngành.

7.3. Advertising Vietnam

Advertising Vietnam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực truyền thông – quảng cáo, tập trung chủ yếu vào các bài tin tức, bài phân tích chuyên sâu, phỏng vấn về quảng cáo trong nước và quốc tế. Tại đây, độc giả dễ dàng tìm thấy những câu chuyện về nghề và hành trình sáng tạo đằng sau những campaign thành công của đội ngũ agency.

Advertising Vietnam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực truyền thông - quảng cáo

7.4. Social Media Today

Trang social media today sẽ giúp bạn không “bỏ lỡ” bất kỳ tin tức nào liên quan đến nền tảng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok…). Chỉ với 10 phút mỗi ngày, bạn có thể nhanh chóng nắm bắt được toàn cảnh của thế giới social media của thế giới.

7.5. Ad of the World

Trang web sẽ mang đến cho độc giả một thế giới quảng cáo đa dạng và đầy sắc màu. Tại Ad of the World, độc giả có thể dễ dàng xem và đánh giá nhiều campaign quảng cáo khác nhau, từ TVC, print-ads, social-ads đến OOH, và đi kèm với đội ngũ agency sản xuất và thực hiện.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cập nhật những tin tức, xu hướng và kiến thức trong ngành ở những trang web uy tín sau: Marketing Dive, Marketingland, HubSpot, The Drum…

Ad of the World

8. Top 10 xu hướng Marketing trong tương lai

Thị trường và công nghệ liên tục thay đổi, vì vậy việc theo dõi và thích nghi với những xu hướng mới là điều quan trọng để duy trì sự cạnh tranh và thành công trong lĩnh vực tiếp thị. Dưới đây là những xu hướng Marketing được chú trọng trong thời gian tới:

Top 10 xu hướng Marketing trong tương lai
  • AI và Automation Marketing: Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa nội dung, quảng cáo và gia tăng trải nghiệm tương tác với khách hàng thông qua chatbot, hệ thống tự động hóa.
  • Tiếp thị trải nghiệm khách hàng: Tập trung vào tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng thông qua các chiến dịch cá nhân hóa và tạo ra các điểm tiếp xúc phù hợp.
  • Video Marketing: Với sự gia tăng của video trực tiếp và định dạng video ngắn trên các nền tảng xã hội, video marketing vẫn sẽ tiếp tục là một xu hướng nổi bật.
  • Tiếp thị trải nghiệm thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường (VR và AR): VR và AR có thể tạo ra các trải nghiệm tiếp thị độc đáo và tương tác cho khách hàng trong thế giới của công nghệ phát triển.
  • Bảo mật và dữ liệu: Vấn đề về bảo mật thông tin và quyền riêng tư sẽ cần được quản lý một cách cẩn thận, các chiến dịch tiếp thị cần phải quan tâm đến vấn đề riêng tư của người dùng.
  • Tiếp thị có đạo đức và quan tâm đến trách nhiệm xã hội: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các vấn đề đạo đức và xã hội. Trong tương lai, xu hướng về tiêu dùng xanh, các hoạt động về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp… sẽ là một trong lý do quan trọng khiến người dùng đưa ra quyết định mua.
  • Tự động hóa tiếp thị đa kênh: Tự động hóa sẽ giúp quản lý tiếp thị trên nhiều kênh trực tuyến và nền tảng khác nhau một cách hiệu quả.
  • Thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến: Sự gia tăng của thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến sẽ tạo ra cơ hội tiếp thị mới, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng của mua sắm qua điện thoại di động.
  • Influencer Marketing: Xu hướng này dường như chưa bao giờ hết hot, luôn tục được mở rộng và phát triển thêm nhiều khái niệm mới như Pet Influencers, Grand Influencer…

9. Kỹ năng marketing cần có của một marketer chuyên nghiệp

9.1. Kỹ năng chuyên môn

Để trở thành một master marketing trong lĩnh vực của mình, marketer cần trau dồi kỹ năng chuyên môn mỗi ngày:

  • Nghiên cứu thị trường: Khả năng nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá về thị trường, đối thủ và khách hàng.
  • Phân tích dữ liệu: Khả năng sử dụng công cụ và phần mềm phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu suất chiến dịch tiếp thị và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.
  • SEO (Search Engine Optimization): Hiểu cách tối ưu hóa nội dung để cải thiện xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm và tăng lượng truy cập trang web.
  • SEM (Search Engine Marketing): Kiến thức về quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Ads để tạo ra chiến dịch quảng cáo hiệu quả.
  • Email Marketing: Biết cách lên nội dung của một email marketing và quá trình vận hành bao gồm từ công đoạn lập kế hoạch, xây dựng danh sách email…
  • Social Media Marketing: Kiến thức và kỹ năng quản lý các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, TikTok, v.v.).
  • Content Marketing: Khả năng tạo ra nội dung giá trị, hấp dẫn để thu hút và giữ chân khách hàng.
Kỹ năng marketing cần có của một marketer chuyên nghiệp

Kỹ năng marketing cần có của một marketer chuyên nghiệp

Ngoài ra, tuỳ từng lĩnh vực khác nhau mà marketer lại cần rèn rũa và bổ sung cho mình những kỹ năng chuyên môn mang đặc thù riêng như: tư duy về thiết kế, kỹ năng viết lách, kỹ năng lập kế hoạch (marketing plan), phân tích dữ liệu…

9.2. Kỹ năng mềm

Không chỉ trau dồi và nắm chắc kỹ năng chuyên môn, các marketer còn cần bổ sung cho mình các kỹ năng mềm để có thể thuận tiện hơn trong công việc.

  • Kỹ năng giao tiếp: Khả năng truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả đến đội ngũ và khách hàng.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Biết sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên và quản lý thời gian một cách hiệu quả trong môi trường làm việc.
  • Tính sáng tạo: Khả năng tìm ra ý tưởng mới và sáng tạo trong việc tạo nội dung và chiến dịch tiếp thị.
  • Quản lý dự án: Kỹ năng này giúp bạn tổ chức và điều hành các chiến dịch truyền thông một cách hiệu quả.
  • Tư duy phân tích: Khả năng tư duy phân tích giúp bạn hiểu rõ dữ liệu và thông tin để đưa ra quyết định các quyết định.
  • Làm việc nhóm: Khả năng làm việc cùng đội ngũ và hợp tác với các bộ phận khác trong tổ chức để đạt được mục tiêu tiếp thị.
  • Khả năng tự học: Marketing là lĩnh vực liên tục thay đổi và khả năng tự học là kỹ năng quan trọng và cần có ở mỗi marketer.

10. Tips quan trọng dành cho bạn trẻ muốn dấn thân vào ngành nghề marketing

  • Hiểu rõ về lĩnh vực marketing: Bắt đầu bằng việc nắm vững kiến thức cơ bản marketing. Đọc sách, theo dõi các trang web chuyên về marketing, và tham gia các khóa học hoặc hội thảo liên quan.
  • Tham gia vào các cộng đồng: Cộng đồng là nơi chúng ta có thể học tập và thảo luận với mọi người, nơi các anh chị đi trước chia sẻ những kinh nghiệm và trải nghiệm của bạn thân, nơi chúng ta có thêm những tài liệu hữu ích, và là nơi chúng ta rèn luyện bản thân thông qua những bài thực hành…
  • Xây dựng cơ sở kiến thức về kỹ năng chuyên môn: Học về các khía cạnh của marketing như SEO, content marketing, quảng cáo trực tuyến, email marketing… Các kỹ năng này sẽ giúp bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này.
  • Thực hành mỗi ngày: Không có gì thay thế cho kinh nghiệm thực tế. Tham gia vào các dự án thực tế, các group chia sẻ học tập để tạo động lực và thực hành mỗi ngày. Tại đây, bạn có thể áp dụng những kiến thức marketing đã học của mình, được sửa sai từ những lời góp ý của những anh chị đi trước.
  • Marketing là gì? Phá đảo ngành marketing với bộ kiến thức chuyên sâu từ A - Z - Ảnh 15.
  • Tìm cho mình một mentor: Tìm một mentor trong lĩnh vực marketing có thể giúp bạn phát triển nghề nghiệp và học hỏi từ người có kinh nghiệm. Họ có thể sẽ là người chỉ lối cho bạn nên làm gì, lộ trình tiếp theo của bạn sẽ là gì, cho bạn cơ hội và các mối quan hệ để học hỏi và phát triển.
  • Xây dựng portfolio: Tạo một portfolio cá nhân để trình bày các dự án và chiến dịch mà bạn đã thực hiện. Điều này sẽ giúp bạn chứng minh năng lực của bản thân.
  • Học cách sử dụng công cụ và phần mềm: Hiểu cách sử dụng các công cụ quản lý dự án, phân tích dữ liệu và thiết kế đồ họa sẽ giúp bạn xây dựng được lợi thế cạnh tranh cũng như làm việc hiệu quả hơn.
  • Xây dựng mạng lưới quan hệ: Kết nối với người làm trong ngành và tham gia vào cộng đồng trực tuyến và các sự kiện thảo luận về marketing để xây dựng mạng lưới quan hệ và học hỏi từ người khác.
  • Tìm kiếm cơ hội thực tập: Nếu bạn còn đang học, hãy tìm kiếm cơ hội thực tập trong các công ty chuyên về marketing, bởi thực hành không phải lúc nào cũng giống y nguyên như trên sách vở.
  • Phát triển kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm… là một trong những kỹ năng quan trọng trong marketing.
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân và tìm cho mình một độc bản riêng: Đây là quá trình quan trọng để làm nổi bật bản thân và gây ấn tượng trong ngành. Quá trình này đòi hỏi sự kiên trì và bền bỉ, đổi lại nó sẽ cho bạn nhiều cơ hội hơn trong tương lai.

11. Một số câu hỏi thường gặp về Marketing

Marketing cần học những gì?

Theo học ngành Marketing, sinh viên được trang bị khối kiến thức cơ bản marketing về: nghiên cứu thị trường, định giá sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện…

Ngoài những kiến thức, kỹ năng được học ở trường, để theo đuổi sự nghiệp ngành marketing, bạn cần học hỏi thêm các kiến thức chuyên ngành khác như về SEO, SEM, content marketing, kỹ năng đọc hiểu dữ liệu…

Học marketing có khó không?

Marketing là lĩnh vực đòi hỏi tính tư duy sáng tạo và khả năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy. Quá trình học marketing có thể dễ dàng hoặc khó khăn, phụ thuộc vào mức độ nỗ lực, đam mê và năng lực của mỗi người. Nếu bạn cảm thấy mình phù hợp và đã quyết tâm theo học ngành này, thì đừng ngần ngại mà hãy bước chân vào thế giới thú vị của marketing.

Học marketing có khó không?

Marketing gồm những mảng nào?

Marketing là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng, bao gồm nhiều mảng khác nhau. Sinh viên sau khi ra trường có thể làm công việc marketing ở những mảng sau: Xây dựng thương hiệu (Branding), Quảng cáo (Advertising), Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing), Tiếp thị thương mại (Trade Marketing), Truyền thông Marketing – Marketing Communication, Phương tiện truyền thông (Media), Quan hệ công chúng (Public Relations)…

Học ngành marketing ra trường làm gì?

Chắc hẳn, những câu hỏi như marketing là làm gì hay marketing gồm những công việc gì đang là những băn khoăn, trăn trở của nhiều các bạn trẻ. Marketing tạo ra nhiều cơ hội và con đường sự nghiệp khác nhau.

Tùy thuộc vào sở thích và mục tiêu cá nhân, bạn có thể chọn làm việc trong Agency để làm việc với nhiều khách hàng khác nhau hoặc làm việc trực tiếp cho một doanh nghiệp (Client) để tập trung vào chiến dịch tiếp thị của họ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm việc trong công ty chuyên cung cấp các dịch vụ cho ngành marketing (Supplier).

  • Agency (Công ty quảng cáo hoặc marketing)

Account: Một vị trí điển hình trong Agency, là bộ phận chuyên trách về dịch vụ khách hàng. Account chính là đầu mối làm việc trực tiếp với khách hàng, là người kết nối khách hàng với các nhân sự khác trong team khi thực hiện dự án. Vị trí này thường được ví là “làm dâu trăm họ”.

Học ngành marketing ra trường làm gì?

Creative: Là bộ phận sáng tạo trong Agency. Đây là bộ phận đưa ra ý tưởng, hình ảnh và từ ngữ để truyền tải thông điệp truyền thông dưới nhiều hình thức khác nhau như radio, bao bì sản phẩm, quảng cáo TVC. Một bộ phận nhiều màu và cá tính trong Agency, hai vị trí thường gặp nhất là Art Director (phụ trách phần hình ảnh) và Copywriter (phụ trách phần chữ).

Planner: Là người chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược và kế hoạch tiếp thị chi tiết dựa trên nghiên cứu thị trường và thông tin từ khách hàng. Họ chính là cây cầu kết nối khách hàng với đội ngũ internal, là vị trí quan trọng để cùng với team nội bộ đưa ra giải pháp bài toán doanh nghiệp đặt ra

  • Client (Khách hàng của Agency)

Brand Team: Quản lý và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

Nghiên cứu (Research): Thực hiện nghiên cứu thị trường để đưa ra quyết định tiếp thị.

Product Team: Quản lý và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp, bao gồm chiến lược giá cả và định giá sản phẩm.

Marketing Communications (Marcom): Bộ phận truyền thông về sản phẩm và thương hiệu

Ngoài ra, tại Client, bạn còn được thử sức ở nhiều vị trí, bộ phận khác như: Quan hệ công chúng (PR), Dịch vụ khách hàng (Customer Service), Truyền thông số (Digital), Phòng vận hành (Operation)…

  • Supplier (Công ty cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp và agency)

Các công ty dịch vụ thường thấy trong Supplier, bao gồm: CRM/IT, Dịch vụ in ấn, Tuyển chọn diễn viên, Nhà sản xuất (Production House), Content House, Design House…

Online Marketing và Marketing truyền thống, hoạt động nào hiệu quả hơn?

Sự hiệu quả của Online Marketing và Marketing truyền thống phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm đối tượng mục tiêu, ngân sách và mục tiêu chiến dịch… Không có câu trả lời cụ thể về sự hiệu quả của cả hai loại hình này, vì cả hai đều đóng góp vào sự thành công của chiến dịch nếu được thực hiện đúng cách.

Phân biệt sự khác nhau giữa Marketing hiện đại và Marketing truyền thống

Marketing hiện đại và Marketing truyền thống có sự khác nhau đáng kể trong cách tiếp cận và thực hiện chiến dịch tiếp thị. Cụ thể:

Marketing truyền thống Marketing hiện đại
Định nghĩa Là hình thức tiếp thị truyền thống không phụ thuộc vào công nghệ và Internet, tập trung chủ yếu vào sản phẩm với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Phương pháp này thường không đặt sự quan tâm lớn vào việc chăm sóc khách hàng, mà tập trung chủ yếu vào việc bán hàng và thu lợi nhuận. Là hình thức tiếp thị tập trung vào việc hiểu và đáp ứng tốt nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Không chỉ liên quan đến việc cung cấp sản phẩm mà còn chú trọng đến việc tạo sự hài lòng, chăm sóc khách hàng sau khi giao dịch, mà còn xem xét nhiều yếu tố liên quan khác đến khách hàng.
Phương tiện truyền thông Marketing truyền thống tập trung vào các phương tiện truyền thống như quảng cáo trên truyền hình, radio, báo chí, tờ rơi, và quảng cáo ngoài trời. Marketing hiện đại sử dụng các phương tiện kỹ thuật số như mạng xã hội, email marketing, quảng cáo trực tuyến và website để tiếp cận khách hàng.
Đối tượng Nhóm đối tượng tiếp cận trực tiếp, khoanh vùng ở địa phương, thành phố hay khu vực cụ thể. Đối tượng sử dụng internet, phạm vi tiếp cận rộng, vượt ra khỏi ranh giới của một quốc gia.
Khả năng tương tác qua lại Thông điệp thường được truyền đi theo hình thức một chiều, từ doanh nghiệp đến khách hàng. Khách hàng thường không tham gia vào quá trình tương tác. Có sự tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp/tổ chức và khách hàng. Khách hàng có thể tương tác, đóng góp ý kiến và thậm chí làm nội dung.
Ưu và nhược điểm – Các chiến dịch truyền thống thường khó để điều chỉnh sau khi đã triển khai.- Đo lường hiệu suất trong Marketing truyền thống thường khá khó khăn và tốn kém.- Giá trị lâu dài trên báo chí, truyền hình.- Tốn nhiều chi phí. – Thường tích hợp nhiều kênh và có khả năng linh hoạt để điều chỉnh chiến dịch dựa trên dữ liệu thực tế và phản hồi thị trường.- Cho phép đo lường hiệu suất một cách chi tiết và thường có các công cụ phân tích dữ liệu để theo dõi sự thành công của chiến dịch.- Tiết kiệm thời gian và chi phí

Tạm kết:

Mọi sự khởi đầu đều bắt đầu từ những kiến thức căn bản và marketing cũng không ngoại lệ. Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm marketing là gì cũng như những kiến thức nền tảng xung quanh lĩnh vực này. Đừng ngần ngại bước chân vào thế giới này, vì qua việc nghiên cứu tổng quan về marketing, bạn sẽ ngày càng nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Hãy luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực marketing.

Nguồn: Mareting AI

Chiên da Digital Marketing tại TPHCM. Chào mừng bạn đến với MVM News! Có thể bạn đang thắc mắc về tên của Blog này. “MVM” là 3 chữ cái đầu tiên trong họ tên của tôi. Donate 1 ly cafe nếu bạn thấy blog này có hữu ích cho bạn: 0xdAc291F1dC8739453680844bb6dAD541e5EEC951 Nhóm nhỏ cho anh em trao đổi: t.me/cryptominkiu