Quản lý rủi ro trong thị trường tiền điện tử như thế nào?
Trong thị trường tài chính, song hành cùng lợi nhuận sẽ luôn là rủi ro. Rủi ro là một yếu tố quan trọng các nhà đầu tư cũng như trader cần lưu tâm đến vì nó sẽ quyết định đến sự thành công của bạn. Để có thể giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất thì bạn cần phải xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro thích hợp.
Hôm nay, MVM News sẽ giúp bạn tìm hiểu về quản lý rủi ro trong thị trường tiền điện tử thông qua bài viết dưới đây nhé! Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Quản lý rủi ro là gì?
Về bản chất, quản lý rủi ro là tất cả những gì liên quan đến việc đánh giá và phản ứng với rủi ro có thể xảy đến. Chúng ta không ngừng quản lý rủi ro trong suốt cuộc đời mình từ những công việc đơn giản chẳng hạn như lái xe ô tô hoặc khi thực hiện mua các chương trình bảo hiểm. Hầu hết chúng ta quản lý chúng một cách vô thức trong các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, khi nói đến thị trường tài chính, đánh giá rủi ro là một công việc rất quan trọng và ý nghĩa.
Về kinh tế học, chúng ta có thể mô tả quản lý rủi ro là khuôn khổ xác định cách một công ty hoặc nhà đầu tư xử lý các rủi ro tài chính vốn có đối với tất cả các loại hình kinh doanh. Đối với các nhà giao dịch và nhà đầu tư, khuôn khổ có thể bao gồm việc quản lý nhiều loại tài sản. Chẳng hạn như tiền điện tử, Forex, hàng hóa, cổ phiếu, chỉ số và bất động sản.
Có nhiều loại rủi ro tài chính, có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Bài viết này giới thiệu tổng quan về quy trình quản lý rủi ro. Nó cũng trình bày một số chiến lược có thể giúp các nhà giao dịch và nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro tài chính.
Tầm quan trọng của quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là một quá trình hết sức quan trọng vì nó giúp người dùng sẵn sàng xác định và đối phó với các rủi ro tiềm ẩn một cách đầy đủ. Một khi rủi ro đã được xác định, thì việc giảm thiểu rủi ro sẽ trở nên dễ dàng. Ngoài ra, quản lý rủi ro cung cấp cho mọi người cơ sở để có thể đưa ra quyết định đúng đắn giúp tiết kiệm tiền và bảo vệ tương lai của họ.
Ngoài ra, quản lý rủi ro đảm bảo các rủi ro có mức độ ưu tiên cao được xử lý một cách tích cực nhất có thể. Hơn nữa, người dùng sẽ có thông tin cần thiết mà họ có thể sử dụng để đưa ra các quyết định sáng suốt và đảm bảo rằng hoạt động đầu tư vẫn có lãi.
Các loại rủi ro cơ bản
Bước đầu tiên để quản lý rủi ro kinh doanh là hiểu biết về các rủi ro khác nhau trong cuộc sống. Các loại rủi ro khác nhau cần xem xét khác nhau cũng như rủi ro có thể dao động giữa các doanh nghiệp, vì vậy điều quan trọng là phải nhận thức được tất cả các rủi ro có thể xảy ra. Có nhiều loại rủi ro tài chính, được phân loại theo nhiều cách khác nhau.
- Rủi ro vật chất: Rủi ro vật chất là bất kỳ loại rủi ro tiềm ẩn nào có thể gây tổn hại vật lý. Ví dụ phổ biến nhất của điều này là rủi ro xây dựng cơ sở hạ tầng. Những rủi ro như vậy có thể bao gồm nguy cơ hỏa hoạn như hệ thống dây điện bị lỗi hoặc dải điện quá tải.
- Rủi ro con người: Rủi ro về con người khá đơn giản và bao gồm bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào xảy ra đối với chính bạn. Có nhiều rủi ro con người cần xem xét, bao gồm sự ốm yếu, chấn thương, lạm dụng chất kích thích.
- Rủi ro công nghệ: Rủi ro công nghệ liên quan đến các thiết bị khác nhau mà bạn sử dụng. Khi công nghệ, thiết bị của bạn không hoạt động, điều này có thể ngăn cản hoặc loại bỏ đáng kể khả năng thực hiện công việc của bạn. Một số rủi ro công nghệ phổ biến là công nghệ lỗi thời, cúp điện, mất Wi-Fi, điện thoại bị lỗi.
- Rủi ro chiến lược: Đây là rủi ro mà các nhà đầu tư cũng như trader trong thị trường crypto dễ mắc phải. Rủi ro chiến lược liên quan đến các kế hoạch đầu tư khác nhau mà các tổ chức thực hiện. Ví dụ: Bạn quyết định đầu tư vào các dự án crypto hứa hẹn lãi suất cao nhưng độ uy tín lại chưa được xác thực do đó dễ dàng bị lừa đảo.
Các bước quản lý rủi ro
Thông thường, quy trình quản lý rủi ro bao gồm năm bước: thiết lập mục tiêu, xác định rủi ro, đánh giá rủi ro, xác định phản ứng và giám sát. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bối cảnh, các bước này có thể thay đổi đáng kể.
Bước 1: Đặt mục tiêu
Bước đầu tiên là xác định những mục tiêu chính mà bạn hướng đến là gì. Nó thường liên quan đến khả năng và mức độ chấp nhận rủi ro của cá nhân bạn. Nói cách khác, bạn sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro bao nhiêu để đạt được mục tiêu đề ra của mình.
Bước 2: Xác định rủi ro
Bước thứ hai liên quan đến việc phát hiện và xác định những rủi ro tiềm ẩn là gì. Nó nhằm mục đích tiết lộ tất cả các loại sự kiện có thể gây ra tác động tiêu cực. Trong môi trường kinh doanh, bước này cũng có thể cung cấp thông tin sâu sắc không liên quan trực tiếp đến rủi ro tài chính.
Bước 3: Đánh giá rủi ro
Sau khi xác định các rủi ro, bước tiếp theo là đánh giá tần suất và mức độ nghiêm trọng dự kiến của chúng. Các rủi ro sau đó được xếp hạng theo mức độ nghiêm trọng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phản ứng kịp thời và thích hợp khi sự cố xảy ra.
Bước 4: Xác định câu trả lời
Bước thứ tư bao gồm xác định các phản ứng đối với từng loại rủi ro, theo mức độ quan trọng của chúng. Nó thiết lập những gì là hành động được thực hiện trong trường hợp một sự kiện bất lợi xảy ra.
Bước 5: Giám sát
Bước cuối cùng của chiến lược quản lý rủi ro là theo dõi hiệu quả của chiến lược đó để ứng phó với các sự kiện. Điều này thường đòi hỏi phải thu thập và phân tích dữ liệu liên tục.
Quản lý rủi ro tài chính trong thị trường tiền điện tử
Có một số lý do tại sao một chiến lược hoặc một thiết lập giao dịch có thể không thành công.
Ví dụ: Một trader có thể mất tiền vì thị trường đi ngược lại với vị thế long/ short hợp đồng tương lai của họ hoặc vì khi thị trường điều chỉnh họ bị hoảng loạn và cuối cùng bán tháo vì sợ hãi. Các phản ứng cảm xúc thường khiến trader từ bỏ chiến lược ban đầu của họ. Điều này đặc biệt đáng chú ý trong các thị trường gấu và thời kỳ đầu cơ.
Trên thị trường tài chính, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng có một chiến lược quản lý rủi ro phù hợp góp phần quan trọng vào thành công của họ. Trên thực tế, điều này có thể đơn giản như là việc đặt lệnh Cắt lỗ SL hoặc Chốt lời TP. Những set up lệnh này sẽ giúp mọi người bảo toàn được tài sản của mình nếu thị trường biến động.
Một chiến lược giao dịch mạnh mẽ phải cung cấp một loạt các hành động có thể xảy ra rõ ràng. Có nghĩa là các trader cần chuẩn bị tốt nhất để đối phó với tất cả các loại tình huống. Tuy nhiên, như đã đề cập, có rất nhiều cách để quản lý rủi ro. Tốt nhất là các chiến lược của bạn nên được sửa đổi và điều chỉnh liên tục để phù hợp với thị trường tiền điện tử.
Dưới đây là một vài ví dụ về rủi ro tài chính trong thị trường crypto, cùng với mô tả ngắn gọn về cách mọi người có thể giảm thiểu chúng xuống mức thấp nhất
- Rủi ro thị trường – Có thể được giảm thiểu bằng cách đặt lệnh Cắt lỗ SL trên mỗi giao dịch để các vị thế tự động được đóng trước khi phát sinh khoản lỗ lớn hơn.
- Rủi ro thanh khoản – Có thể được giảm thiểu bằng cách chọn lựa giao dịch trên các thị trường, tài sản có khối lượng lớn. Thông thường, các tài sản có giá trị vốn hóa thị trường cao thường có tính thanh khoản cao hơn.
- Rủi ro tín dụng – Có thể được giảm thiểu bằng cách giao dịch thông qua một sàn giao dịch đáng tin cậy để người đi vay và người cho vay (hoặc người mua và người bán) không cần phải xác thực sự tin cậy lẫn nhau quá nhiều.
- Rủi ro hoạt động – Các nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro hoạt động bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ, ngăn ngừa rủi ro duy nhất đến từ một dự án nhất định. Họ cũng có thể thực hiện một số nghiên cứu để tìm dự án hoặc đội ngũ đứng sau nó ít gặp trục trặc trong hoạt động.
- Rủi ro hệ thống – Cũng có thể được giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Nhưng trong trường hợp này, việc đa dạng hóa nên liên quan đến các dự án có sự khác biệt rõ rật hoặc các công ty từ các ngành nghề khác nhau. Tốt hơn là những thứ mà bạn đầu tư nên có mối tương quan rất thấp với nhau.
Tiếp đến MVM News sẽ giới thiệu đến bạn kinh nghiệm quản lý rủi ro trong thị trường tiền điện tử qua 5 phương pháp hiệu quả được đúc kết từ đội ngũ.
5 phương pháp quản lý rủi ro trong Crypto
Thừa nhận rủi ro
Giao dịch crypto có một mối liên kết sâu sắc với thuật ngữ “đánh đổi rủi ro – lợi nhuận” (risk – reward). Rủi ro càng lớn, lợi nhuận tiềm năng càng cao. Nhưng nó không chỉ đơn giản như vậy.
Trong thị trường rộng lớn và biến động, vô số yếu tố có thể tác động đến xu hướng và thay đổi giá. Đôi khi có những thay đổi diễn ra dù tất cả dữ liệu, khuyến nghị phân tích lại chỉ ra hướng ngược lại. Ngay cả những trader giàu kinh nghiệm nhất cũng có thể thất bại trong việc dự đoán diễn biến thị trường.
Điều này đưa chúng ta đến bước đầu tiên của quản trị rủi ro: Chấp nhận khi rủi ro xảy ra. Những tổn thất nhỏ là một phần của chiến thắng trong dài hạn. Điều quan trọng là khả năng chấp nhận những tổn thất này. Khi bạn hoàn toàn chấp nhận những rủi ro, nó sẽ có tác động sâu sắc đến hiệu suất cuối cùng của bạn.
Tuy nhiên, học để thực sự chấp nhận những rủi ro trong bất kỳ việc nào cũng khó khăn, nhưng nó sẽ càng khó khăn hơn đối với các Trader, đặc biệt là lúc cân nhắc những thời điểm mà bản thân đang bị đe dọa. Thừa nhận chúng ta đang sai lầm và mất tiền chắc chắn là những việc đáng để né tránh. Nhưng đã là Trader, thì chúng ta đang phải đối mặt với cả hai khả năng này hầu như mọi khoảnh khắc khi chúng ta đang ở trong một trade.
Hãy học cách yêu lấy những mất mát của bạn, thừa nhận rằng chúng là một phần của công việc và bạn cần thuyết phục bản thân mình rằng, việc chấp nhận thua lỗ THEO KẾ HOẠCH là một hành vi lành mạnh, không làm tổn hại đến danh mục đầu tư của mình về lâu về dài.
Chia sẻ rủi ro
Trong quá trình đầu tư hay giao dịch, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc liên tục với các trader khác. Bạn nên chia sẻ các cách phòng ngừa, kiểm soát rủi ro của bản thân cho mọi người.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các group chat, forum,… của cộng đồng crypto để chia sẻ những kinh nghiệm quản lý rủi ro.
Điều này về mặt lý thuyết sẽ không có tác dụng gì nhiều. Thực tế, khi bạn nhiệt tình chia sẻ cho các trader khác, sẽ có những trader kinh nghiệm hơn chia sẻ lại cho bạn những gì họ đã trải qua. Có thể đó sẽ là một bài học lớn cho bạn để tìm ra phương án phòng ngừa chúng.
Chuyển giao rủi ro cho một nơi tin cậy
Đối với trader margin sử dụng đòn bẩy, khi đạt được một mức lợi nhuận nhất định, bạn nên trích một phần trong số chúng để làm quỹ bảo hiểm phòng trường hợp rủi ro. Tất nhiên, chúng chỉ nên được sử dụng khi thực sự cần thiết và số tiền này nên được chi tiêu một cách hợp lý, cẩn trọng.
Còn đối với những cá nhân đầu tư Crypto lâu dài (investor), ngoài cách tự tích trữ một khoản lợi nhuận dự phòng, bạn cũng có thể tìm đến các dự án cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Chúng căn bản giống việc bạn đi mua bảo hiểm nhân thọ cho bản thân ngoài đời thực vậy.
Ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất từ rủi ro
Tất nhiên, dù thực hiện chuẩn bị sẵn sàng đối diện với rủi ro, thì cách thức quan trọng nhất vẫn là giảm thiểu tối đa tổn thất nó gây ra. Bởi việc loại bỏ toàn bộ gần như là không thể.
Để ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất, bạn có thể tham khảo 4 cách sau đây:
1. Không mua số lượng nhiều khi mới tham gia thị trường
Đối với những người mới tham gia vào thị trường tài chính, đặc biệt là kiểu thị trường nhiều biến động như tiền ảo, cụ thể là Bitcoin, thì cần phải thận trọng và chắc chắn. Bởi khi bắt đầu một lĩnh vực mới, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải những sai lầm hoặc mắc phải những cạm bẫy của những kẻ “scammer” lão làng. Và ngay cả khi bạn đã tự tin có đầy đủ kinh nghiệm thì bạn cũng không thể dự đoán chính xác thị trường sẽ diễn ra như thế nào.
Hầu hết các nhà đầu tư đều được khuyên nên bắt đầu với số tiền nhỏ. Vì trên thực tế, đã có rất nhiều các trader mới dùng một khoản tiền lớn để rót vốn đầu tư lúc ban đầu và sau đó bị “cháy” tài khoản.
Vì vậy, bắt đầu giao dịch với số lượng nhỏ, xây dựng chiến lược theo cách phù hợp với mình để giảm thiểu hiệu quả trong quá trình đầu tư.
2. Luôn đặt mức dừng lỗ (Stop Loss)
Đối với bất kỳ đồng tiền điện tử nào không nằm trong danh mục đầu tư trung/dài hạn, hãy luôn đặt mức dừng lỗ. Đây là nguyên tắc để giảm thiểu tổn thất của trader. Nhưng quan trọng hơn, với điểm dừng lỗ, trader buộc bản thân phải quyết định điểm lỗ chấp nhận được và học cách giao dịch có nguyên tắc.
3. Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ giảm thiểu khả năng thua lỗ khi Bitcoin sụt giảm mạnh và kéo cả thị trường đi xuống, các khoản đầu tư vào các tài sản khác có thể “cứu vớt” bạn trước nguy cơ ‘cháy tài khoản’.
Để đa dạng hóa danh mục đầu tư, bạn có thể chọn kết hợp đầu tư với các loại tài sản khác như chứng khoán, chỉ số, hàng hóa, forex,… Bởi việc đa dạng hóa với các tài sản trong cùng một thị trường (Ví dụ như ETH, XRP) sẽ chịu rủi ro hệ thống.
4. Chọn nguồn thông tin đáng tin cậy
Nguồn thông tin khá quan trọng, chúng có thể làm cho bạn chủ quan hoặc mất bình tĩnh. Đối với những người mới đầu tư nên lưu ý, chọn nguồn thông tin uy tín, chất lượng.
Một số trang đáng tin như: Messari, CoinDesk, CoinTelegraph, CryptoCoinsNews, Bloomberg, Forbes, CNBC, Investing.com, Investing.vn,…
Hạn chế tiếp xúc hoạt động gây FOMO
FOMO (Fear of Missing Out) là một nỗi sợ hay một hội chứng sợ bị vụt mất, bỏ lỡ cơ hội.
Ví dụ thường dễ gặp nhất của hành động Fomo là trong lĩnh vực trade coi. Khi đồng coin đang trên đà tăng giá ngắn hạn, nạn nhân của hội chứng này sẽ có suy nghĩ sở hữu những đồng coin đó ngay lập tức nhằm thu về lợi nhuận một cách nhanh chóng.
Suy nghĩ như vậy khiến họ đưa ra những quyết định quá hấp tấp, thiếu lý trí khi chưa kịp tìm hiểu, tính toán cẩn thận và sẽ dễ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Kết quả 1 lần dù tốt dù xấu cũng sẽ ảnh hưởng đến cách bạn giao dịch sau này.
Vậy nên đôi khi không làm gì, tức là không tiếp xúc với các hoạt động fomo cũng là cách để hạ mức độ rủi ro của mình xuống.
Nhắc về thời điểm fomo nhất của thị trường crypto chắc chắn phải kể đến ICO vào năm 2017, một cơn sốt đầu tư crypto khi nhà nhà “đánh coin nào thắng coin đó”. Tâm lý tham lam bao trùm toàn thị trường. BTC không thể đứng ngoài vòng xoáy ấy.
Có những ngày, BTC nhảy giá $1,000 trong 1 giờ, thậm chí chỉ trong vài phút. Rất nhiều người đã đổi đời nhờ việc fomo, nhưng số người “đu đỉnh” cũng không hề ít khi mua ETH ở giá $1,400/1ETH hay XRP với giá 3$ mà sau đó hơn 3 năm, giá BTC đã phá vỡ đỉnh cũ còn ETH, XRP vẫn đang “cách xa tổ quốc”.
Câu chuyện trên là một trường hợp rất điển hình, khi thị trường đang ở diễn biến mà bạn không thể dự đoán hay bạn chưa có bất kỳ kế hoạch nào cụ thể, hãy đừng làm gì cả để có thể bảo toàn những thứ bạn đang có. Có thể bạn sẽ bỏ lỡ phần lợi nhuận nhỏ nhưng cũng có thể bạn sẽ tránh được những rủi ro vô cùng lớn ở thị trường này.
Tổng kết
Trước khi bạn mở vị thế giao dịch hoặc phân bổ vốn vào danh mục đầu tư, các trader và nhà đầu tư nên xem xét việc tạo ra một chiến lược quản lý rủi ro phù hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không có cách nào có thể thể tránh được hoàn toàn rủi ro tài chính mà chúng ta chỉ có thể giảm thiểu nó xuống. Quá trình quản lý rủi ro nhằm mục đích đánh giá tỷ lệ rủi ro / phần thưởng để các vị trí thuận lợi nhất có thể được ưu tiên.
Nguồn: marginatm