Trong phân tích kỹ thuật, RSI là chỉ báo quan trọng thuộc nhóm chỉ báo động lượng. RSI là chỉ báo mà nếu bạn biết cách vận dụng thì hiệu quả mà chúng đem lại khi kết hợp với các chỉ báo khác MA, Bollinger Band, MACD… là vô cùng cao. Vậy RSI là gì? Sử dụng RSI như thế nào và kết hợp với indicator nào để trade coin như thế nào?
RSI là gì?
RSI (Relative Strength Index) là chỉ số sức mạnh tương đối, đây là một chỉ báo thuộc nhóm chỉ báo động lượng trong phân tích kỹ thuật, đo lường độ lớn và tốc độ (vận tốc) của các biến động giá, để đánh giá mức độ quá mua (overbought) hay quá bán (oversold) của thị trường. RSI được hiển thị ở dạng đồ thị dao động có giá trị từ 0 – 100.
RSI được phát triển bởi J. Welles Wilder trong cuốn sách Khái niệm mới trong Hệ thống giao dịch kỹ thuật vào năm 1978.
Công thức tính RSI
Cách tính RSI như sau:
RSI = 100 – 100/(1 + RS)
Trong đó:
RS = Σ(giá tăng)/Σ(giá giảm) – Trung bình giá tăng/Trung bình giá giảm
Ý nghĩa đường RSI
Như đã đề cập, RSI là chỉ báo động lượng, là một loại công cụ đo lường tốc độ biến động giá.
- Đà tăng cho thấy chúng đang được tích cực mua trên thị trường.
- Đà giảm là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của các nhà giao dịch đối với các sản phẩm đang chậm lại.
- RSI cũng phát hiện tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường.
Cấu tạo của RSI gồm 2 phần:
- Đường RSI duy chuyển lên xuống trong khoảng từ 0 đến 100.
- Đường biên trên (mặc định là 30).
- Đường biên dưới (mặc định là 70).
- Khi RSI nằm dưới mức 30, nó cho biết thị trường đang quá bán (có thể sắp chạm đáy và tăng giá trở lại).
- Khi RSI nằm trên mức 70, nó cho biết thị trường đang quá mua (có thể sắp chạm đỉnh và giảm giá).
Mặc định ban đầu, RSI sẽ tính toán trong giai đoạn thời gian 14 chu kỳ (14 ngày theo đồ thị hàng ngày, 14 giờ theo biểu đồ hàng giờ, v.v.). Bạn có thể điều chỉnh để tăng độ nhạy (giảm chu kỳ xuống ngắn hơn) hoặc giảm độ nhạy (tăng chu kỳ lên dài hơn).
Ví dụ: RSI 7 ngày sẽ nhạy cảm hơn với RSI 21 ngày. Ngoài ra, các thiết lập giao dịch ngắn hạn có thể điều chỉnh đường biên quá mua xuống 20 và quá bán lên 80 (thay vì 30 và 70) để hạn chế các tín hiệu nhiễu thiếu chính xác.
Chỉ số Stoch RSI là gì?
Ngoài RSI, còn một loại chỉ báo khác là Stochastic RSI hay còn gọi là Stoch RSI. Stoch RSI đơn giản chỉ là đạo hàm của RSI. Stochastic RSI lần đầu tiên được nhắc đến 1994 trong cuốn sách The New Technical Trader của các tác giả Stanley Kroll và Tushar Chande.
Công thức tính Stoch RSI
Cách tính Stoch RSI như sau:
Stoch RSI = (RSI Hiện tại – RSI Thấp nhất)/(RSI Cao nhất – RSI Thấp nhất)
Ý nghĩa đường Stoch RSI
Stoch RSI hình thành từ RSI thông qua phương pháp sử dụng bộ công thức dao động ngẫu nhiên. Từ đó thu được một dãy số dao động xung quanh đường trung tâm có tọa độ (0;5), phạm vi từ 0 đến 1. Nhưng ở phiên bản hiện nay là đã được nhân với 100, nên con số sẽ giống với RSI (từ 0 – 100).
Cách cài đặt chỉ báo RSI vào biểu đồ
Bước 1: Anh em vào chart của một đồng Crypto bất kỳ, bấm vào biểu tượng fx.
Bước 2: Tìm kiếm từ khóa RSI hoặc StochRSI, chọn Chỉ số sức mạnh tương đối.
Bước 3: Sau khi đã gọi được RSI hoặc StochRSI ra chart, hệ thống sẽ mặc định đều ở 14.
Lúc này, nếu anh em muốn sử dụng RSI với số ngày khác, anh em trỏ chuột vào, bấm vào cài đặt.
Bước 4: Nhâp chiều dài mong muốn vào ô, sau đó bấm Ok là hoàn tất. Ví dụ, nếu anh em muốn chọn theo dõi RSI 7, thì bấm vào ô đó là 7.
Các tín hiệu của chỉ số RSI
Từ phần này trở đi, cả RSI và StockRSI đều có thể áp dụng chung các khái niệm bên dưới, nên mình sẽ dùng RSI để đại diện.
Chỉ số RSI quá mua
Thường khi RSI nằm trên 70 báo hiệu thị trường đang quá mua, điều này thường xảy ra trong một xu hướng tăng, và báo hiệu thị trường sắp điều chỉnh giảm giá hay đảo chiều.
Chỉ báo RSI thường đưa ra tín hiệu quá mua khi RSI nằm trong khoảng 70 – 100, nếu bạn muốn nhận được các tín hiệu quá mua mạnh hơn thì có thể điều chỉnh đường biên mức quá mua lên 80 – 100, điều này cũng giúp giảm các tín hiệu quá mua nhiễu, có độ tin cậy thấp.
Chỉ số RSI quá bán
RSI nằm dưới 30 báo hiệu thị trường đang quá bán. Điều này thường xảy ra trong một xu hướng giảm, và báo hiệu thị trường sắp phục hồi tăng giá trở lại.
RSI báo hiệu quá bán khi giá trị RSI nằm trong khoảng 0 – 30.
Quá bán càng mạnh khi giá trị RSI càng gần về 0 và ở khung lớn. Quan sát nhiều khung giúp giảm các tín hiệu quá bán nhiễu, có độ tin cậy thấp.
Phân kỳ RSI (RSI Divergence)
Bên cạnh các mức RSI 30 và 70 cho thấy tình trạng quá bán và quá mua trên thị trường, RSI còn có thể dùng để dự đoán sự hướng đảo chiều hoặc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự thông qua việc xác định phân kỳ.
Phân kỳ RSI (hay RSI Divergence) là sự di chuyển ngược hướng giữa giá và RSI (được xác định thông qua các đỉnh đáy), ví dụ giá tăng tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ nhưng RSI lại giảm tạo đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ hoặc giá giảm tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ nhưng RSI lại tăng tạo đáy mới cao hơn đỉnh cũ.
Đây là hai tín hiệu phân kỳ cơ bản nhất, còn một số tín hiệu phân kỳ khác nâng cao hơn mình sẽ nói chi tiết trong phần cách giao dịch với RSI dưới đây.
Cách sử dụng RSI trong giao dịch
Xác định xu hướng tương lai
Đường RSI có thể dự báo một xu hướng mới theo cách sau:
- Xu hướng tăng giá: Khi đường RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên hoặc khi đường RSI đang nằm trong khoảng 40 – 60 và bỗng vượt qua vùng này lên trên vùng 60.
- Xu hướng giảm giá: Khi đường RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống hoặc khi đường RSI đang nằm trong khoảng 40 – 60 và bỗng RSI đi xuống dưới ngưỡng 40.
Mặc dù tín hiệu này không thể xác định điểm vào – điểm ra, nhưng khi xác định được xu hướng chính bạn có thể kết hợp với các chỉ báo: Trendline, MA, MACDđể tiến hành giao dịch.
Giao dịch khi có tín hiệu RSI quá bán
Bạn có thể quan sát ví dụ sử dụng tín hiệu quá bán như chiến lược sau đây:
Chiến lược thực hiện trên cặp BCH/USDT:
Chiến lược LONG (MUA) khi RSI quá bán
Đó là chiến lược mới chỉ áp dụng tín hiệu quá bán mà hiệu quả đem lại khá cao. Nếu bạn kết hợp với các chỉ báo khác để lọc tín hiệu nhiễu chắc chắn hiệu quả sẽ được tối ưu hơn.
Giao dịch khi có tín hiệu RSI quá mua
Chiến lược thực hiện trên cặp BCH/USDT:
Chiến lược SHORT (BÁN) khi RSI quá mua
⇒ Bạn có thể quan sát, khi sử dụng chiến lược giao dịch với chỉ báo RSI, tỷ lệ chiến thắng của bạn lên đến gần 59% và đem lại lợi nhuận 50% sau 68 lệnh giao dịch.
Đó là chiến lược mới chỉ áp dụng tín hiệu quá bán mà hiệu quả đem lại khá cao. Nếu bạn kết hợp với các chỉ báo khác để lọc tín hiệu nhiễu chắc chắn hiệu quả sẽ được tối ưu hơn
Sử dụng chỉ báo RSI như một tín hiệu phân kỳ
Bằng RSI và một vài các chỉ số khác (Momentum, MA, MACD…), bạn có thể xác định được Phân kỳ mà tại đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều: Phân kỳ đỉnh, phân kỳ đáy & phân kỳ kín.
Cụ thể như sau:
Phân kỳ đỉnh
Tại đó giá cao hơn giá đỉnh cũ nhưng RSI lại thấp hơn RSI đỉnh cũ. Lúc này ta có thể tìm entry Short.
Khi RSI chạm lại trendline ta có thể vào lệnh short, như bạn quan sát ví dụ ở hình, khi RSI chạm lại trendline tại 12,000$ thì giá đã giảm từ 12,000$ xuống dưới 10,000$.
Phân kỳ đáy
Tại đó giá thấp hơn giá đáy cũ nhưng RSI lại cao hơn RSI đáy cũ: Tìm entry Long tại đó.
Phân kỳ kín
Trendline giá KHÔNG cùng chiều với trendline RSI (không bao gồm trường hợp Phân kỳ thường):
- Giá đi lên nhưng RSI đi ngang.
- Giá đi xuống nhưng RSI đi ngang.
- Giá đi ngang nhưng RSI đi xuống.
- Giá đi ngang nhưng RSI đi lên.
Mặc dù RSI là công cụ chỉ bảo khá nhạy bén nhưng bạn vẫn nên kết hợp RSI với các chỉ báo khác: MACD, Bollinger Band, Đường MA, Kháng cự – hỗ trợ, Volume.
Các sai lầm thường gặp khi sử dụng chỉ báo RSI
Đối với Trader
Rất nhiều trader sử dụng indicator vô cùng máy móc, bạn cần hiểu rằng: mọi chỉ báo đều có các ý nghĩa riêng, nhưng nếu không hiểu rõ bạn sẽ gặp sai lầm trong khi giao dịch. Với RSI thì sai lầm lớn nhất thường là vào lệnh ngay khi có tín hiệu quá mua/quá bán.
Vào lệnh ngay khi có tín hiệu quá mua: Thông thường, RSI chạm 70 đã được coi là quá mua nhưng thực tế, vùng quá mua là vùng từ 70 – 100. Như vậy, nếu giá vẫn tiến sâu quá vùng 70 và lên vùng 75 – 80 thì lệnh BÁN của bạn đã có thể bị thanh lý.
Tương tự với vùng quá bán, khi RSI xuống dưới 30 chưa chắc lệnh buy của bạn sẽ không bị thanh lý do giá có thể còn tiếp tục giảm sâu xuống 20 – 0.
Đối với holder
Một số anh em sử dụng RSI để tìm điểm tối ưu nhất khi mua, một trong những tình huống có thể ví dụ, đó là thấy RSI ở ngưỡng quá mua (70 – 80) thì đợi cho hạ nhiệt thì mới vào lệnh.
Điều này không sai, nhưng cần xét đến thị trường hiện tại đang ở giai đoạn nào. Nếu đang trong bullrun, thì việc chờ RSI hạ nhiệt gần như là rất khó, có thể sẽ duy trì ở mức 70 – 80, hoặc thậm chí gần 100 trong 1 hoặc 2 tuần.
Dĩ nhiên không thể nào giữ ở mức đó mãi được, sẽ có một lúc điều chỉnh, và RSI bắt đầu về 50 – 60, nhưng thực chất, giá lúc này không tốt bằng việc anh em chấp nhận mua ở RSI 70 nhưng vào 2 tuần trước.
Tệ hơn, là khi chờ đợi được một khoản thời gian, nhưng RSI thì không hạ, mà giá vẫn tăng mãi. Đó là lúc tính Fomo của chúng ta sẽ nổi lên, kiểm soát mọi hoạt động, và từ đó sinh ra một thế hệ đu đỉnh mới.
Do đó, nếu RSI đôi khi làm trader cháy lệnh, thì cũng có lúc làm holder bỏ lỡ con sóng bullrun nếu chần chừ.
Kết luận
Tín hiệu giao dịch theo chỉ báo RSI và StochRSI vô cùng hiệu quả nếu bạn thông hiểu và biết cách kết hợp với các chỉ báo khác. Như chiến lược đơn giản mình có thực hiện như ở trên bạn cũng nhận thấy hiệu quả khá ổn. Hãy tự xây dựng một chiến lược cho bản thân và kiểm tra xem chiến lược nào hiệu quả nhất và áp dụng chúng vào quá trình giao dịch nhé.
Nguồn: marginatm