Ngày hôm qua 20/12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết sẽ xây dựng, nghiên cứu chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.

Ngan Hang Nha Nuoc Viet Nam De Xuat Chinh Sach Ve Tien Ky Thuat So Quoc Gia063 N

Chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia là nội dung trong Quyết định số 2006/QĐ-NHNN để triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Đề án này đã được Thủ tướng chính phủ ký ban hành ngày 28/10/2021.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt và xây dựng các văn bản hướng dẫn.

Ngân hàng sẽ có những chính sách phủ hợp, đẩy mạnh hỗ trợ người dân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt với chi phí hợp lý.

Thúc đẩy tăng thanh toán kỹ thuật số trong các dịch vụ công, cơ quan nhà nước, phát triển hạ tầng kỹ thuật để có thể thực hiện thanh toán nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đề xuất chính sách về tiền tệ kỹ thuật số quốc gia, trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.

Các kế hoạch khác bao gồm: thanh tra, giám sát hoat động thanh toán; thúc đẩy các hoạt động phối hợp giữa các bên; tuyên truyền, giáo dục người dân về thanh toán không dùng tiền mặt…

Ngân hàng Nhà nước sẽ đôn đốc các đơn vị, cơ quan dưới quyền triển khai nhanh chóng, quyết liệt, đảm bảo đúng tiến độ, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở kịp thời.

————–

Trước đó, vào tháng 5/2021 Chính phủ cũng đã yêu cầu Ngân Hàng Nhà Nước nghiên cứu, thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ blockchain.

“Sàn giao dịch thương mại điện tử phải cung cấp thông tin của người bán cho cơ quan thuế

Ngày 01/6/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 40/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC, kể từ ngày 01/8/2021, các sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm triển khai việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế theo hình thức điện tử.

Theo đó, tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo lộ trình của cơ quan thuế. Trong thời gian chưa thực hiện được việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của cá nhân thông qua sàn theo yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật như: họ tên; số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; mã số thuế; địa chỉ; email; số điện thoại liên lạc; hàng hóa, dịch vụ cung cấp; doanh thu kinh doanh; tài khoản ngân hàng của người bán; thông tin khác liên quan.

Từ ngày 01/7/2022, sàn giao dịch thương mại điện tử cũng phải thực hiện các quy định về hóa đơn điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Thông tư 40/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/8/2021.

Chính phủ yêu cầu Ngân Hàng Nhà Nước nghiên cứu, thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ blockchain

Ngày 15/6/2021, Chính phủ ban hành Quyết định 942/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain). Thời gian thực hiện là từ 2021-2023. Yêu cầu này được kì vọng sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể về hành lang pháp lý để triển khai tiền ảo trong thời gian tới.

Đồng thời, Chính phủ giao các bên liên quan nghiên cứu, phát triển các công nghệ khác như QR code, trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain) và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), dữ liệu lớn (Big Data) tạo điều kiện sớm triển khai các công nghệ số tiên tiến trong Chính phủ số.

Quyết định 942/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày ký.”

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây